Sau trận giao chiến giữa các Titan trong Godzilla: King of the Monsters, thế giới đã vắng bóng các loài vật to lớn trong một vài năm. Ngày nọ. Godzilla bất ngờ xuất hiện và tấn công công ty APEX tại Florida, Mỹ. Nhiều người tỏ ra lo sợ và hoài nghi về việc loài người có thể chung sống hoà bình với các Titan. Lúc đó, Madison Russell (Millie Bobby Brown) cho rằng APEX là nguyên nhân chính dẫn tới sự tức giận của Godzilla. Cô đã liên hệ với Beie Hayes (Brian Tyree Henry) để tìm hiểu sự thật đằng sau.
Trận chiến không cân sức giữa hai quái vật
Để đối đầu với Godzilla, APEX đã thuê tiến sĩ Nathan Lind (Alexander Skarsgård) tới vùng trống bên trong trái đất nhằm tìm kiếm nguồn năng lượng cực đại trong truyền thuyết. Và Lind cho rằng cách duy nhất để tìm được nó là có Kong dẫn đường. Anh chàng khỉ đột đang bị tổ chức Monarch giam tại đảo Đầu Lâu. Nữ tiến sĩ Ilene Andrews (Rebecca Hall), người đang phụ trách dự án dự đoán rằng Godzilla sẽ tìm cách tới so tài nếu Kong được thả tự do.
Lind thuyết phục được Andrews rằng Kong là hy vọng cuối cùng của nhân loại để chống lại Godzilla. Sau đó cô đã đồng ý đưa Kong tới Nam Cực, nơi có cánh cổng đi vào lõi Trái Đất. Sau khi Kong xuất hiện, Gozilla đã tìm tới và trận chiến giữa hai quái thú huyền thoại bắtd đầu.
Những điểm ấn tượng trong Godzilla đại chiến Kong
Phải thừa nhận rằng Godzilla vs Kong đã dọn đường cho trận chiến giữa hai gã quái vật cực kỳ tốt. Các diễn biến, cốt truyện ở những phần trước đều mang tới cái kết không thể tránh khỏi mà các khán giả đều mong đợi. Một đất nước chẳng thể có hai vua và bộ phim đã đẩy 2 nhân vật vào mâu thuẫn dẫn tới trận đại chiến cực kỳ hợp lý và thuyết phục.
Kỹ xảo ấn tượng trong bộ phim
Nhưng dù xoay quanh hai nhân vật Titan đình đám, nhưng có vẻ phần phim này đạo diễn có phần thiên vị Kong hơn khi dành khá nhiều thời lượng để khai thác tâm lý cũng như câu chuyện xoay quanh nhân vật này. Cách tạo dựng hình tượng Kong theo hướng chính diện, bảo vệ trái đất đã tạo được thiện cảm với khán giả nhờ vào mối quan hệ của nó và những nhân vật khác, yếu tố này cũng khiến cho bộ phim trở nên hấp dẫn. Ngoài những phân cảnh hành động máu lửa thì yếu tố tâm lý đã mang tới cảm xúc đặc biệt hơn cho khán giả, giúp bộ phim thoát khỏi sự khô khan thường thấy của các tác phẩm Titan.
Còn về phần Godzilla, vì các phần phim trước đã khai thác nhân vật này khá nhiều nên trong phần phim này dường như nó chỉ đóng vai trò thúc đẩy mạch truyện. Tuy nhiên, các yếu tố cần thiết xoay quanh nhân vật để tạo ra động cơ của nó vẫn được đạo diễn thể hiện đầy đủ và rõ ràng.
Thế mạnh về các trận chiến giữa những con quái vật khổng lồ tiếp tục được phát huy, Godzilla với Kong tràn ngập những phân cảnh hành động. King Kong được tăng về cả sức mạnh và kích thước để có thể so tài ngang cơ với Vua quái vật Godzilla. Phần hình ảnh được đầu tư hơn nhiều so với các phần phim trước đó. Chi tiết các Titan được cải thiện đáng kể, các gam màu cũng được tái hiện một cách khá rực rỡ, đặc biệt là ở những phân cảnh chiến đấu, thay vì tăm tối và có phần tả thực như ở những phần trước.
Giá trị nhân văn của Godzilla vs. Kong
Phim tiếp tục khai thác các thông điệp bảo vệ môi trường. Các Titan như Kong hay Godzilla đại diện cho thiên nhiên đang bị con người tàn phá và thay đổi. Phe con người cũng chia ra hai bên đối lập trong cách đối phó với quái vật. Công ty APEX với tham vọng đạt được sức mạnh tối thượng, nắm quyền điều khiển tự nhiên và thống trị thế giới. Còn các cá nhân khác như Madison, Beie tìm mọi cách để cứu nhân loại khỏi sự trừng phạt của các Titan. Ngoài ra, bộ phim còn lồng ghép các thông điệp về sự đoàn kết, kêu gọi hòa bình và sống hòa thuận giữa các phe đối lập.
Màu sắc trong phim tươi sáng hơn các phần trước
Không chỉ dừng lại ở bộ phim độc lập, Godzilla vs Kong mang tới nhiều hướng đi mới về vũ trụ điện ảnh MonsterVerse. Trong phần phim cũng có sự xuất hiện của Mechagodzilla, một quái vật robot nhân tạo đối đầu với Godzilla. Phần phim này cũng giới thiệu về vùng đất rỗng bên trong Trái Đất, nơi khai sinh ra các Titan. Tương lai của loạt phim vẫn còn bỏ ngỏ khi hai nhân vật nổi trội là Kong và Godzilla đã được khai thác nhiều lần.
Chính vì phần nhìn hấp dẫn mà khán giả hoàn toàn có thể bỏ qua những thiếu sót nhất địch trong khâu kịch bản, đặc biệt ở tuyến nhân vật con người. Yếu tố logic hay đậm chất tâm lý chưa bao giờ là điều đáng để kỳ vọng ở những tác phẩm liên quan tới Titan, nhưng Godzilla vs Kong là một tác phẩm rất đáng để trải nghiệm.
Tác phẩm cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình quốc tế trong ngày đầu ra mắt, đạt tới 92% điểm tích cực trên tổng 12 bài đánh giá của Rotten Tomatoes. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm mới của Hollywood chỉ dừng lại ở tính chất giải trí, không để lại dư âm cho người xem.